Làng nghề làm lồng chim

Làng nghề làm lồng chim

Để tìm được lồng chim ưng ý, nhiều người đã xuống làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội) để đặt hoặc chọn mua lồng. Làng nghề độc đáo này nhờ thế mà ăn nên làm ra suốt nhiều năm qua.

Làng Vác, kẻ Vác hay Canh Hoạch xã Dân Hoà, Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km.

Nguyên liệu chủ yếu để làm lồng chim là tre, trúc. Đế của lồng chủ yếu làm bằng gỗ thị và mít.

Những cây tre sau khi ngâm nước sẽ được đem phơi khô để làm nan lồng chim.

Hiện làng Vác có tới 99% hộ dân làm lồng chim, nhiều hộ trở nên khá giả từ ngề này. Hầu hết em nhỏ đều biết làm lồng chim.

Bé Nhung năm nay mới học lớp 4, nhưng đã biết giúp bố mẹ làm lồng chim từ năm lớp 2.

Ông Thịnh một người làm lồng chim trong làng cho biết, trước đây làng Vác chuyên làm quạt giấy, nay thì chuyển hẳn sang nghề làm lồng chim phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

“Lồng chim làng Vác không chỉ cung cấp cho Hà Nội mà còn đưa vào trong Nam, thậm chí sang nước ngoài. Nhiều người yêu chim còn tìm về tận làng đặt lồng với giá hàng chục triệu đồng”, anh Đông chia sẻ.

Người chơi “khoái” lồng chim làng Vác bởi độ tinh xảo trong từng chi tiết, từ khâu làm nan, cho đến chạm trổ hoa văn, làm đế, dán keo đều được người thợ làm việc tỉ mỉ với độ chính xác cao.

Những chiếc lồng sắp hoàn thiện.

Lồng chim làng Vác được dân chơi chim tín nhiệm vì bền, đẹp và sang trọng.
Chị Nguyễn Thị Lan cho biết, mỗi ngày gia đình cô có thể sản xuất 10 lồng chim cỡ nhỏ. Cứ làm ra được bao nhiêu thì có người đánh ôtô xuống lấy đi luôn.
Giá mỗi lồng chim có trạm trổ tinh xảo từ 3 đến 5 triệu đồng. Những chiếc nhỏ giá vài trăm nghìn
(Nguồn vnexpress)