Nghề DJ – Nghệ thuật của “những người nghịch đĩa”
Một số ý kiến bảo thủ không thừa nhận đây là một nghề nhưng thực tế cho thấy, một bộ phận giới trẻ rất quan tâm tới công việc của những DJ và khao khát được trở thành một DJ chuyên nghiệp, sống được bằng nghề là có thực.
Một số ý kiến bảo thủ không thừa nhận đây là một nghề nhưng thực tế cho thấy, một bộ phận giới trẻ rất quan tâm tới công việc của những DJ và khao khát được trở thành một DJ chuyên nghiệp, sống được bằng nghề là có thực.
“Những người nghịch đĩa”
Nghề DJ vẫn chưa hiểu đúng, do môi trường làm việc là quán bar hoặc vũ trường,nơi bị nhiều người cho là không lành mạnh nên DJ vô tình bị đánh đồng là nghề của kẻ “ăn chơi”. Thực chất DJ là tên viết tắt của từ Disc Jockey nghĩa là”Những người nghịch đĩa” mà chúng ta vẫn hiểu nôm na là người điều chỉnh nhạc.
DJ là người tạo ra không khí sôi nổi, phấn khích cho khách tới vũ trường. Ảnh minh họa |
DJ có nhiệm vụ khuấy động không khí cho bar hay vũ trường. Bằng cách “phatrộn” (Mix nhạc) âm thanh theo tư duy và óc sáng tạo của mình để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự hào hứng của khách. Chính vì đặc thù công việc theo chủ nghĩa “tự do” như vậy nên nghề DJ rất được giới trẻ yêu thích và ngưỡng mộ.
Nhìn bề ngoài, dễ cho rằng DJ là một nghề…nhàn, chỉ cần xoay đĩa, chỉnh mixer lên – xuống là xong. Thực ra để có thể chơi nhạc một cách hoàn chỉnh và chuyên nghiệp, mỗi DJ phải trải qua quá trình học tập và tự rèn luyện gian khổ.
Muốn làm một DJ giỏi, ngoài niềm đam mê ra cũng cần khảnăng cảm thụ âm nhạc. Vì yêu cầu sáng tạo trong nghề nên đòi hỏi mỗi DJ phải am hiểu về nhạc lý cơ bản chứ không thể “chơi bừa” được.
Bộ đồ nghề của DJ trị giá hàng nghìn USD. Theo nghề này, ngoài đam mê, phải có tài chính tương đối dư dả. Ảnh minh họa |
Để thành DJ, phải đáp ứng những yếu tố chủ quan (khả năng cảmthu, khiếu âm nhạc) thì phải có tài chính (tiền). Là môn nghệ thuật đòi hỏi tính thực hành cao, DJ không thể chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành.
Thế nhưng, để sắm cho mình một bộ đồ nghề không phải là chuyện đơn giản vì giá thành của chúng không hề rẻ. Một bộ đơn giản nhất gồm 2bàn xoay (Turn table) có giá trên 1.500 USD, 1 cặp CD khoảng 1.300 USD, 1 bàn trộn (Mixer) giá khoảng 1.200 USD và bàn trộn (Sound effect) giá trên 300 USD…
Ngoài ra, để liên tục cập nhập những bài nhạc hay trên thị trường, DJ luôn phải đầu tư để thay đổi CD thường xuyên và những CD này thường phải mua ở nước ngoài mới đảm bảo chất lượng.
Muốn trụ lại lâu với nghề mỗi DJ phải luôn tự làm mới mình, nghĩa là phải liên tục tìm tòi nghiên cứu tài liệu và học hỏi thường xuyên để nâng cao tay nghề. Mỗi DJ muốn thành danh đều tạo cho mình một phong cách riêng biệt và có “bí kíp”nhất định.
DJ nào cũng phải học nhiều thể loại nhạc khác nhau để tiện phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các thể loại cơ bản nhất mà hầu hết DJ đều có thể chơi là: Pro House, Latin House, Tribal House, Electro House…
Thầm lặng…ở nơi náo nhiệt nhất
Khoảng 8h tối, các bar và vũ trường bắt đầu mở cửa đón những vị khách đầu tiên đến với quán.
Saphire Club (Đồng Khởi, Q.1), một trong những bar có đội ngũ DJ chơi hay và biết cách “quậy” vào hàng “top” ở đất Sài thành luôn đông khách, luôn kín chỗ vào các ngày cuối tuần, luôn là điểm đến thường xuyên của các tay chơi có tiếng.
Cũng như các bar, vũ trường khác những tay DJ ở đây bắt đầu cho khách thưởng thức âm nhạc một cách có hệ thống và khoa học.
Một buổi học thực hành của học viên DJ. Ảnh minh họa |
“Màn dạo đầu” là những bản nhạc được mix nhẹ rồi dần dần tăng nhịp độ cũng như âm lượng theo thời gian và lượng khách nhất định. Tầm 11h đêm, khi khách đã đến đông chính là lúc các DJ chơi “sung” nhất. Họ bắt đầu trổ hết tài năng của mình trên bàn trộn với những âm thanh, tiết tấu cuồng nhiệt, sôi nổi nhằm kích thích mọi người bên dưới. Lúc này, đội ngũ dancer bắt đầu lên sàn nhảy bằng những động tác khiêu gợi nhằm khuyến khích và gây hứng thú cho khách.
Khi mọi người đã bắt được nhịp và không khí của bữa “tiệc âm nhạc” thì quyền làm chủ được trao lại cho các DJ. Khách nhảy càng sung, càng phấn khích thì DJ càng có hứng và chơi hay hơn.
Một DJ trẻ tuổi hào hứng nói: “Những lúc cao trào như vậy thì việc chơi nhạc không còn bị gò bó theo quy luật nào cả, hoàn toàn theo cảm hứng nhưng lại rất có hiệu quả“.
Ở các bar, vũ trường thường có giờ bắt đầu làm việc nhưng không hề có khái niệm giờ kết thúc. Giờ mở cửa ban đêm ở những nơi này thường vào lúc 8-9h tối và “dự kiến” giờ đóng cửa vào khoảng 1-2h sáng. Thế nhưng phần lớn dân chơi thường ăn nhậu, đi “bay” cả buổi tối và quá nửa đêm mới vào bar để uống rượu, quậy phá và”đón ngày mới” luôn tại đây cho tới khi trời gần sáng mới chịu ra về.
Trái với không khí sôi động của quán bar, vũ trường…nghề DJ khá “lặng lẽ”, kín tiếng. Ảnh nhân vật cung cấp |
Các ông chủ, bà chủ với tiêu chí chiều chuộng khách hàng hết mức nên thường”không nỡ đuổi” khách về dù đã đến giờ phải đóng cửa. Một khi khách còn chưa về quán sẽ vẫn nhạc to, đèn sáng để chung vui với khách và DJ cũng phải tiếp tục làm việc cho tới khi hết khách mới được nghỉ ngơi.
Những ngày cuối tuần và các ngày lễ thì tần suất làm việc của các DJ càng dày hơn. Khách càng đông, càng “chơi dai” không muốn về thì DJ càng cực khổ. Chỉ đứng chơi không suốt đêm đã cảm thấy mệt mỏi, trong khi các DJ phải làm việc liên tục thì cũng đủ hiểu họ vất vả như thế nào.
DJ Summer (Q.4, Tp.HCM) cho biết: “Những ngày cao điểm khách chơi tới sáng DJ phải chơi đến mỏi nhừ tay, dù có thêm tiền boa nhưng rất mệt“.
Không hề khó hiểu khi giới DJ Việt Nam hiện nay rất ít người biết đến. Ngay cả những tay “nghiện” đi bar và thường xuyên đi bar cũng rất ít khi quan tâm đến những người khá “lặng lẽ” này. Chỉ ngồi ở một góc cố định để chơi nhạc nên nếu không muốn quan tâm chẳng ai biết được người DJ đã lao động say mê như thế nào để tạo ra những giây phút náo nhiệt cho mọi người.
Minh Anh (Q.5, Tp.HCM) cho hay: “Đi bar để uống rượu, nghe nhạc và xem người ta nhảy thôi, ai quan tâm tới DJ làm gì“.
Vì những lẽ đó nên có thể nói, DJ là một công việc “thầm lặng” dù rằng môi trường làm việc của họ vô cùng…náo nhiệt.
• Hiểu Minh
Nguồn ViệtNamNet